T5, 08 / 2023 5:04 chiều | phuongchi

Tài sản doanh nghiệp có thể có 2 loại tài sản, đó là tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Tài sản vô hình như là ý tưởng, nhãn hiệu, kiểu dáng… còn tài sản hữu hình như cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc,… trừ trước đến nay tài sản vô hình (tài sản trí tuệ) có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ loại tài sản có giá trị lớn này?

  1. Tài sản trí tuệ là gì?

– Tài sản trí tuệ là là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.

– Tài sản trí tuệ bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; phầm mềm máy tính tác phẩm văn học, Nghệ thuật, khoa học, Chương tình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng,… Nghệ thuật, khoa học, Chương tình biểu diễn.

  1. Đặc điểm của tài sản trí tuệ

– Là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

– Tài sản trí tuệ có khả năng tái tạo và phát triển.

– Tài sản trí tuệ có khả năng bị hao mòn vô hình. Một tài sản trí tuệ có thể được coi là có giá trị lớn ở thời điểm này, nhưng sẽ có những tài sản trí tuệ khác có giá trị cao hơn ở những thời điểm sau đó.

– Tài sản trí tuệ tồn tại ở dạng thông tin và có khả năng lan truyền vô tận

– Tài sản trí tuệ dễ bị sao chép. Đây là đặc điểm đáng lưu ý, nhất là trong thời đại kĩ thuật số, qua đó cho thấy nếu không có cơ chế pháp luật hữu hiệu để bảo hộ tài sản trí tuệ thì không thể kiểm soát được tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

– Trong cùng một thời điểm, tài sản trí tuệ có thể nhiều người cùng sử dụng, mà việc sử dụng của người này có thể không hoặc có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng của người khác.

– Tài sản trí tuệ có thể được định giá bằng tiền và có thể được trao đổi trên thị trường

– Việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
  1. Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình?

Để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

– Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ: Đối với các loại tài sản sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, doanh nghiệp nên xem xét đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan chức năng như cục sở hữu trí tuệ.

– Biện pháp bảo mật: Doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp bảo mật nhằm ngăn chặn việc rò rỉ thông tin hoặc xâm phạm tài sản sở hữu trí tuệ.

– Giữ bí mật và kiểm soát thông tin: Đối với các tài sản sở hữu trí tuệ như bí mật công nghệ, phương pháp kinh doanh, doanh nghiệp cần duy trì bí mật và kiểm soát thông tin liên quan.

– Quản lý hợp đồng và thỏa thuận: Đảm bảo rằng các hợp đồng và thỏa thuận mà doanh nghiệp ký kết liên quan đến tài sản sở hữu trí tuệ được cẩn thận xem xét và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật thông tin, bồi thường thiệt hại và giải quyết tranh chấp nên được đặt ra một cách rõ ràng và bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật.

– Theo dõi và xử lý vi phạm

– Xây dựng và quảng bá thương hiệu

– Hợp tác và đối thoại: Doanh nghiệp nên tham gia vào các hoạt động hợp tác và đối thoại với các cơ quan chức năng, tổ chức đại diện và cộng đồng doanh nghiệp khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ.

– Tìm kiếm chuyên gia hỗ trợ pháp lý: khi diễn ra các vụ tranh chấp, doanh nghiệp nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư, chuyên gia sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan chuyên trách để được tư vấn và hỗ trợ trong việc bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ.

=> Như vậy để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện biện pháp bảo mật, quản lý hợp đồng và thỏa thuận, theo dõi và xử lý vi phạm, tạo nhận diện thương hiệu, hợp tác và đối thoại, và tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên gia khi cần thiết.

  1. Biện pháp bảo vệ quyền

Điều 198 Luật SHTT quy định:

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Sở hữu trí tuệ chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp có các tài sản trí tuệ thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ngay cho doanh nghiệp của mình để bảo vệ quyền lợi.

Bài viết cùng chuyên mục